Chi tiết
Bình tích áp thủy lực dùng làm gì
 
1. Thành phần và công dụng của máy ép thủy lực 
 
Máy ép sử dụng dẫn động từ trạm bơm có bình tích áp được trình bày ở hình 1 dưới đây. 
 
 
Khi đóng bộ tăng áp, van một chiều 7 trong bộ phận phối sẽ ngắt xi lanh công tác với bình tích áp 15. Bô tăng áp tring gian 13 có nhiệm vụ điều tiết áp suất của chất lỏng làm công tác cấp cho máy ép. Bình tích áp 15 gồm có bình thủy lực và bình khí. Van mức tối thiểu 14 được bố trí nhất định mức áp suất chất lỏng trong bình thủy lực của bộ tích áp không được giảm quá mức. Bình tích áp không pittong 15 làm nhiệm vụ dự trữ chất lỏng có áp suất từ bơm đưa đến trong những khoảng thời gian nghỉ của máy ép và cấp chất lỏng cho máy ở những khoảng thời gian làm việc. Máy nén khí áp suất cao 16 dùng để cấp khí nén cho các bình khí của bình tích áp, được tính toán thiết kế đủ công suất đủ, để trong thời gian làm việc của máy ép, lượng tiêu thụ không khí không nhiều. Thùng của bơm 17 đảm bảo cấp chất lỏng cho bơm và chứa chất lỏng thừa từ thùng cấp dầu trở về. Bơm 18 áp suất cao dùng để nạp cho bình tích áp, thường người ta sử dụng kiểu bơm trục khuỷu ba pittong. Van giảm tải 20 của bơm có nhiệm vụ chuyển bơm sang làm việc ở chế độ không tải khi bình tích áp đã đầy. 
 
2. Phân loại và kết cấu bình tích áp 
 
Bình tích áp dùng của các máy ép thủy lực có hai loại chính: bình tích áp tải trong và bình khí thủy lực (dùng hơi ).
Theo kiểu cơ cấu phân phối giữa không khí và chất lỏng thì bình tích áp kiểu khí thủy lực được chia ra làm các loại không có pittong, loại có pittong và loại màng. 
 
Bình tích áp tải trọng có kết cấu dạng ống dài, tác dụng như một xi lanh, trong ống có pittong được gắn thêm một khối tải trọng làm bằng gang để tạo áp lực nén cho chất lỏng. 
Để đảm bảo an toàn của cơ cấu và khả năng làm việc theo đúng yêu cầu của bình tích áp, người ta sử dụng các dạng cơ cấu : 
Cơ cấu chống trào chất lỏng được bơm đến của bình tích áp tải trọng. Cơ cấu gồm tổ hợp các van khứ hối và van giảm tải của bơm, bơm này dẫn động nhờ cơ khí từ khối tải trọng của bình tích áp và kết nối giữa mạch từ của bơm với thùng chứa bơm. 
Cơ cấu hiệu chỉnh an toàn khi vỡ ống bao gồm khoang chứa van bi, được nén bằng trọng lực của khối tải vào lỗ nối ống dẫn với bình tích áp. Khi ống dẫn đến máy bị vỡ dưới áp suất của nước van bi đảo chiều sang vị trí khác và đóng kín lỗ dẫn chất lỏng đến máy ép. 
Cơ cấu để nén từ từ khối tải lên bệ đỡ là một van điều tiết lưu được lắp trên đường ống dẫn đến máy. Khi khối tải trọng của bình tải hạ xuống cữ khống chế chiều cao, đặt ngay trên khối tải qua hệ thống tay gạt nâng các van tiết lưu, van làm điều tiết lưu lượng nước chảy ra từ bình tích áp và nhờ đó làm giảm phí tổn của chất lỏng. 
Sự làm việc của bình tải kéo theo các lực va đập trong hệ thống thủy lực do chuyển động năng của khối tải thành năng lượng của áp suất chất lỏng. 
Ưu điểm: của bình tải trọng là đảm bảo ổn định áp suất được tạo khi quá trình giảm tải của bình khác nhau. 
Nhược điểm : bình tải trọng có chiều cao lớn, cần móng lớn và khối tải nặng, có lực va đập thủy lực trong hệ thống và khó tăng dụng tích công tác bình tích áp. 
Hiện nay, bình tích áp tải trọng được sử dụng khi cần bảo đảm tiêu hao chất lỏng không lớn và áp suất chất lỏng công tác không đổi, không phụ thuộc vào loại bình tích áp
 

Quảng cáo bình tích áp varem
Quảng cáo máy nén khí pegasus
Tư vẫn facebook Liên hệ ngay Gọi tư vẫn đặt hàng ngay

dụng cụ cơ khíthiết bị tự độnggia công cơ khíthiết bị điều khiểnlinh kiện khuôn mẫudịch vụ chế tạo máy